Học tốt tiếng Anh

Những cơ hội và thách thức khi học Biên phiên dịch Tiếng Anh

dai-dien-bien-phien-dich-tieng-anh-

I. Biên dịch và phiên dịch, hiểu thế nào cho đúng ?

Trước khi đi vào phân biệt biên và phiên dịch, chúng ta hãy cùng nói qua về khái niệm dịch thuật đã nhé! Chắc hẳn hai từ “dịch thuật” không còn quá xa lạ với chúng ta nữa. Dịch thuật đã bắt đầu nhen nhóm, xuất hiện từ rất nhiều thế kỷ trước, và trong suốt thời gian hình thành và phát triển ấy đã có rất nhiều quan điểm và khái niệm được các nhà khoa học đưa ra cho hai từ nghe có vẻ huyền bí ấy- “dịch thuật”. Thực ra, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng dịch thuật là việc diễn giải ý nghĩa và lập luận của một đoạn văn hay văn bản từ một ngôn ngữ này (ngôn ngữ nguồn) sang một ngôn ngữ khác (ngôn ngữ đích) dựa trên nguyên tắc dịch thuật tương đương. Vì vậy, một dịch giả xuất sắc phải là người tinh thông về ngoại ngữ và được coi là nghệ sỹ của ngôn từ và biểu đạt.

hieu-dung-bien-dich-va-phien-dich

Biên dịch và Phiên dịch là gì ?

Dịch thuật chưa bao giờ bị “thất sủng” trong bất kỳ thời đại nào, vì nhu cầu học hỏi và mở rộng kiến thức xuyên châu lục của con người là chưa bao giờ ngừng lại. Để đáp ứng nhu cầu ấy, dịch thuật lại được chia ra làm biên dịch và phiên dịch. Tuy tính chất chung của hai loại này vẫn là chuyển giao thông tin giữa các loại ngôn ngữ nhưng cách thức thực hiện dịch lại hoàn toàn khác nhau. Biên dịch là việc dịch một văn kiện, tài liệu trên giấy từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Còn phiên dịch lại là việc dịch lời nói trực tiếp của một ai đó sang ngôn ngữ đích một cách dễ hiểu để người nghe có thể tiếp thu nhanh chóng. Thực tế, khi đem ra so sánh thì một phiên dịch viên sẽ phải chịu nhiều áp lực về thời gian hơn là một biên dịch viên. Khi thực hiện làm biên dịch, dịch giả sẽ có nhiều thời gian để chau chuốt từ ngữ và câu cú hơn và chịu sức ép về thời gian ít hơn so với công việc phiên dịch. Tuy vậy, mỗi loại dịch thuật lại có những nét thú vị và đặc sắc khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và lựa chọn của mỗi người.

II. Học phiên dịch Tiếng Anh để có một công việc ổn định, thu nhập tốt !

1. Tiếng Anh luôn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Trong những năm trở lại đây, nghề phiên dịch tiếng Anh đã khẳng định được sức hút của mình trong lĩnh vực phiên dịch. Chắc chúng ta không cần phải bàn cãi thêm về tầm quan trọng của Anh ngữ trong thời đại hội nhập ngày nay nữa vì nó góp mặt trong hầu hết mọi giao dịch làm ăn, cuộc họp hay hội nghị quan trọng giữa các quốc gia.

2. Không phải ai cũng có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh

Sớm nhận định Tiếng Anh chính là cầu nối để anh em năm châu lại gần nhau hơn, Chính phủ Việt Nam đã có chương trình phổ cập môn tiếng Anh và đưa tiếng Anh vào giảng dạy bắt buộc từ rất sớm cho học sinh các cấp. Tuy vậy, Anh ngữ vẫn được coi là một “nỗi sợ”, hay thậm chí là một “gánh nặng” với bộ phận không nhỏ người Việt Nam trong công việc và cuộc sống, đặc biệt là khi động chạm tới một số lĩnh vực có nhiều từ ngữ chuyên ngành. Chính vì vậy, việc tìm đến một phiên dịch viên là sự lựa chọn số 1 của rất nhiều người.

hoc-phien-dich-tieng-anh-ngay-hom-nay

Học phiên dịch Tiếng Anh ngay hôm nay

Xem thêm: Khóa học Biên phiên dịch Tiếng Anh cho người mới bắt đầu.

III. Những cơ hội và thách thức của nghề Phiên dịch tiếng Anh là gì?

1. Cơ hội

Như đã nói ở trên, lĩnh vực phiên dịch Tiếng Anh không hề thua kém bất cứ ngành nghề nào, cánh cửa cơ hội mà nó đem lại là cả một bầu trời rộng lớn, miễn là chúng ta có năng lực và biết nắm bắt nó.

• Phiên dịch Tiếng Anh giúp làm giàu vốn hiểu biết cho chúng ta

Hai từ ngắn ngủi “phiên dịch” tưởng chừng đơn giản mà lại không hề giản đơn ấy chứa đựng trong đó cả một kho báu kiến thức khổng lồ. Nghe có vẻ hư cấu nhưng nếu hiểu được bản chất công việc của một phiên dịch viên thì bạn sẽ thốt lên tán đồng “à, sự thật 100%” bởi vì có quá nhiều chủ đề nói cần đến một người Phiên dịch viên. Để trở thành một cây cầu ngôn ngữ vững chắc cho khách hàng thì phiên dịch viên ít nhất phải có chút kiến thức nền về mỗi chủ đề phiên dịch trong hàng trăm chủ đề xung quanh. Chính điều đó đã thúc giục phiên dịch viên phải tự mày mò và khám phá nhiều kiến thức mới mẻ, tự làm phong phú thêm vốn hiểu biết cho bản thân.

• Thu nhập cao, môi trường làm việc hấp dẫn

Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có Hiệp hội nghề phiên dịch nhưng đây vẫn là một nghề được coi trọng và đánh giá rất cao. So với mặt bằng chung, phiên dịch thuộc top một trong những nghề có mức lương cao và ổn định nhất trong xã hội. Hơn nữa, khi tác nghiệp, chúng ta còn có cơ hội được gặp gỡ những nhân vật, những con người thành đạt, nổi tiếng được nhiều người biết đến. Môi trường làm việc sang trọng và lịch sự cũng là một ưu điểm của phiên dịch mà rất nhiều người ưa thích ở nghề này.

Tuy nhiên, đây cũng là một ngành nghề có tính cạnh tranh và độ đào thải rất cao, bởi vì tiếng Anh đang trở thành mục tiêu và công cụ kiếm sống của vô số người, nên nếu muốn bám trụ mưu sinh bằng nghề này thì phiên dịch viên phải luôn luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng cho bản thân, học cách thích ứng và vượt qua một số khó khăn trong nghề.

co-hoi-va-thach-thuc-nghe-phien-dich-tieng-anh

Cơ hội và thách thức nghề Biên phiên dịch Tiếng Anh

2. Thách thức

• Không ngừng cập nhật, làm mới kiến thức, am hiểu sâu rộng các lĩnh vực

Như đã đề cập ở trên thì phiên dịch là một nghề đòi hỏi dịch giả phải là người tinh thông các mảng kiến thức như về kinh tế, chính trị, xã hội, sinh học, vật lý, y tế….Thách thức lớn nhất đối với các phiên dịch viên là phải đảm bảo tính chính xác của lời dịch, nếu để xảy ra sơ xuất nhỏ thôi thì rất dễ làm mất lòng khách hàng. Chính vì thế, mỗi phiên dịch viên luôn phải tự biến mình thành một cỗ máy tích lũy và cập nhật thông tin để phục vụ cho công việc của mình.

• Áp lực công việc lớn

Không có bất kỳ công việc nào mà không có áp lực nhưng phiên dịch được coi là một trong những “ông chùm” áp lực. Khi tác nghiệp, dịch giả phải luôn luôn căng 100% các dây thần kinh để không bỏ xót một thông tin quan trọng nào mà người nói nói ra, đôi khi họ còn phải tìm cách khéo léo để xử lý những phần thông tin mập mờ, hay những câu chơi chữ, nói đùa của diễn giả mà vẫn giữ nguyên được sắc thái của nó. Chúng ta có thể véo von rằng khi thực hiện công việc phiên dịch, não của một dịch giả luôn bị chia ra làm hai nửa: một nửa chỉ có ngôn ngữ nguồn và nửa còn lại chỉ chứa ngôn ngữ đích. Tuy nhiên, đây sẽ là một môi trường làm việc lý tưởng giúp các bạn rèn luyện bản thân trở nên bản lĩnh và quyết đoán hơn trong cuộc sống.

• Luôn phải đặt đạo đức nghề nghiệp nên hàng đầu

Rõ ràng trong một cuộc giao dịch hay đàm phán, phiên dịch viên chính là một cây cầu, một chìa khóa quyết định đến sự thành bại của việc làm ăn, của việc thương lượng đó. Sai một ly đi một dặm, đúng vậy! Phiên dịch viên chỉ cần để xảy ra một sai xót nhỏ thôi thì có thể gây ra hiểu nhầm trầm trọng giữa các bên. Chính vì vậy, khi tác nghiệp, phiên dịch lúc nào cũng phải thật cẩn trọng về thông tin mà mình dịch, thông tin đó phải thật chính xác và khách quan, không được phép để tình cảm, ý kiến cá nhân ảnh hưởng tới nội dung dịch. Lúc này, lương tâm nghề nghiệp chính là slogan buộc mỗi phiên dịch viên phải khắc sâu vào tâm trí.

Phiên dịch là một cánh cửa xán lạn, mở ra vô vàn cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức. Đó cũng là một sự lựa chọn táo bạo và đầy bản lĩnh đối với các bạn trẻ. Nếu như bạn có thể gạt bỏ được hết những sợi dây ràng buộc và biến những thách thức đó trở thành một thú vui thì tôi tin chắc rằng bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công vang dội trên con đường này! Quan trọng là bạn có dám thử sức và đương đầu với nó hay không mà thôi. Hãy thật quyết đoán và nắm bắt tương lai của chính mình nhé các bạn!


Nguồn bài viết: Trung Tâm Ngoại Ngữ Hà Nội


0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận