Ngữ pháp

Tân ngữ tiếng Trung là gì? Định nghĩa và cách sử dụng

Tân ngữ tiếng Trung là gì? Định nghĩa và cách sử dụng

Hiện nay, rất nhiều người học tiếng Trung đang gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận ngữ pháp, cách sử dụng cũng như cách xác định tân ngữ trong tiếng Trung. 

Việc hiểu và sử dụng sai tân ngữ sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình học tập, công việc và giao tiếp hàng ngày. Vậy tân ngữ là gì? Hãy cùng Trung tâm Ngoại Ngữ Hà Nội tìm hiểu cụ thể qua bài viết này nhé. 

Tân ngữ tiếng Trung là gì?

Tân ngữ tiếng Trung (hay còn được gọi là Túc từ) là thành phần thuộc vị ngữ trong câu. Được dùng để chỉ các thành phần liên đới của động từ có liên quan hoặc bởi giới từ. Nhiệm vụ của tân ngữ trong tiếng Hoa là giúp biểu đạt hành vi, động tác của người hoặc sự vật trở nên rõ ràng và chính xác hơn, giúp người nghe hiểu được toàn bộ ý nghĩa của câu một cách hoàn chỉnh.

Trong một câu có thể có một hoặc nhiều tân ngữ. Chúng có thể nằm ở giữa câu hoặc cuối câu, có thể là một từ hoặc một cụm từ.

Tân ngữ là gì

Các loại tân ngữ trong tiếng Trung

Tân ngữ trong tiếng Trung bao gồm 2 loại là:

  • Tân ngữ trực tiếp
  • Tân ngữ gián tiếp 

Tân ngữ trực tiếp

Tân ngữ trực tiếp – 直接宾语 (Zhíjiē bīnyǔ) là những tân ngữ có tác dụng dùng để chỉ vật, là đối tượng trực tiếp của hành động.

Ví dụ: 我的老师教我数学。(Wǒ de lǎoshī jiào wǒ shùxué)

=> Thầy giáo của tôi dạy môn Toán.

Trong ví dụ này, cụm từ 数学 có ý nghĩa là môn Toán biểu thị để chỉ vật cho nên đây là tân ngữ trực tiếp..

Các loại tân ngữ tiếng Trung

Tân ngữ gián tiếp

Tân ngữ gián tiếp – 间接宾语 (Jiànjiē bīnyǔ) là những tân ngữ dùng để chỉ người, biểu thị đối tượng không trực tiếp nhưng chịu tác động bởi hành động.

Ví dụ: 老师教我中文。(Lǎoshī jiào wǒ zhōngwén)

=> Thầy giáo dạy tôi tiếng Trung.

Trong ví dụ này, từ 我 có ý nghĩa là tôi biểu thị chỉ người cho nên đây là tân ngữ gián tiếp.

Cấu trúc tân ngữ trong tiếng Trung

Nếu bạn chưa biết cách xác định tân ngữ trong tiếng Trung thì hãy tham khảo 2 loại cấu trúc tân ngữ dưới đây, đảm bảo cách này sẽ giúp bạn xác định tân ngữ một cách dễ dàng và chuẩn xác nhất.

Cấu trúc tân ngữ trong tiếng Trung được chia làm 2 loại chính như sau:

  • Cấu trúc câu có một tân ngữ
  • Cấu trúc câu có hai tân ngữ (hay còn được gọi là cấu trúc song tân ngữ)

Câu có một tân ngữ trong tiếng Hoa

Cấu trúc: Chủ ngữ + Động ngữ + Tân ngữ

Ví dụ: 

Tiếng Trung Phiên âm Dịch nghĩa
我教汉语。 Wǒ jiào hànyǔ Tôi dạy tiếng Trung
他看电影。 Tā kàn diànyǐng Anh ấy xem phim
牛吃草。 Niú chī cǎo Con bò ăn cỏ

Câu có hai tân ngữ trong tiếng Hoa

Cấu trúc: Chủ ngữ + Động Từ + Tân ngữ 1 + Tân ngữ 2

Câu có hai tân ngữ trong tiếng Trung là câu chỉ có một động từ, nhưng sau động từ có thể mang hai tân ngữ. Tân ngữ đầu tiên là tân ngữ gián tiếp chỉ người, còn tân ngữ thứ hai là tân ngữ trực tiếp chỉ vật.  

Ví dụ:

Tiếng Trung Phiên âm Dịch nghĩa
王老师教我汉语。 Wáng lǎoshī jiào wǒ hànyǔ Giáo viên Vương đã dạy tôi học tiếng Hán.
他买给我一条裙子。 Tā mǎi gěi wǒ yītiáo qúnzi Anh ấy đã mua cho tôi một chiếc váy.
我送爸爸礼物。 Wǒ sòng bàba lǐwù Tôi tặng bố một món quà.

Một số động từ mang hai tân ngữ trong tiếng Trung

Động từ xưng hô

Tiếng Trung Phiên âm Dịch nghĩa
jiào Gọi
hǎn Quát, hét
chēng Xưng
称呼 chēnghū Xưng hô

Động từ tự thuật, kể lại

Tiếng Trung Phiên âm Dịch nghĩa
wèn Hỏi
报告 bàogào Báo cáo
吩咐 fēnfù Dặn dò
告诉 gàosù Nói với
打听 dǎtīng Nghe ngóng
通知 tōngzhī Thông báo

Động từ mang hàm ý nhận được, lấy được

Tiếng Trung Phiên âm  Dịch nghĩa
拿  Cầm
tuō Nhờ vả
Phạt
yíng Thắng
shōu Thu
qiǎng Tranh giành
tōu Ăn trộm

Động từ mang hàm ý cho đi

Tiếng Trung Phiên âm Dịch nghĩa
zèng Biếu, tặng
gěi Cho
jiāo Dạy học 
péi Đền bù
Gửi
sòng Tặng
Thanh toán, trả tiền
shǎng Thưởng
huán Hoàn trả

Ví dụ:

他给了我一杯茶。(Tā gěile wǒ yībēi chá)

=> Anh ấy cho tôi một cốc trà.

老师问我一个问题。(Lǎoshī wèn wǒ yīgè wèntí)

=> Giáo viên hỏi tôi một câu hỏi.

我们送她一束花。(Wǒmen sòng tā yī shù huā)

=> Chúng tôi tặng cô ấy một bó hoa.

别告诉别人这件事。(Bié gàosù biérén zhè jiàn shì)

=> Đừng nói chuyện này với người khác.

他借我一本书。(Tā jiè wǒ yī běn shū)

=> Anh ấy đã mượn tôi một quyển sách.

她告诉我一件事情。(Tā gàosù wǒ yī jiàn shìqíng)

=> Cô ấy nói với tôi một chuyện.

爸爸送我一件毛衣。(Bàba sòng wǒ yī jiàn máoyī)

=> Bố đã cho tôi một chiếc áo len.

妈妈送我一个礼物。(Māmā sòng wǒ yīgè lǐwù)

=> Mẹ tặng cho tôi một món quà.

我借她一百块钱。(Wǒ jiè tā yībǎi kuài qián)

=> Tôi đã vay cô ấy 100 tệ.

她还我50 块钱。(Tā huán wǒ 50 kuài qián)

=> Cô ấy trả lại tôi 50 tệ.

Cách sử dụng tân ngữ trong tiếng Trung

Tân ngữ của động từ

Trong các câu có vị ngữ là động từ thì cách xác định tân ngữ trong tiếng Trung cần xem xét nó có phải là đối tượng bị tác động bởi động từ hay không. Ngoài ra thì tân ngữ cần phải đứng sau động từ, đây là điều quan trọng để xác định xem đó có chính xác là tân ngữ đúng hay không.

Cách sử dụng tân ngữ tiếng Trung

Ví dụ

他买笔。(Tā mǎi bǐ)

=> Anh ấy mua bút.

妈妈给我买了一个蛋糕。(Māmā gěi wǒ mǎile yīgè dàngāo)

=> Mẹ mua bánh cho em.

Tân ngữ của giới từ

Khác một chút so với tân ngữ của động từ, tân ngữ của giới từ là từ đứng sau giới từ. Nó kết hợp với giới từ làm trạng ngữ có tác dụng bổ nghĩa cho động từ phía sau. 

Ví dụ:

他在商店买笔。(Tā zài shāngdiàn mǎi bǐ)

=> Anh ta mua bút ở cửa hàng.

我跟他爸爸妈妈说话。(Wǒ gēn tā bàba māmā shuōhuà)

=> Tôi nói chuyện với bố mẹ anh ấy.

Phân biệt bổ ngữ và tân ngữ tiếng Trung

Giống nhau:

  • Bổ ngữ và tân ngữ tiếng Trung đều đứng sau động từ.
  • Động từ, tính từ, các đoản ngữ đều mang tính động từ và tính từ.

Khác nhau:

Phân biệt Tân ngữ (Túc từ) Bổ ngữ
Nghĩa Tân ngữ đề cập đến động từ, trả lời cho câu hỏi “Ai?” hoặc “Cái gì?”. Bổ ngữ là phần bổ sung phía sau của động từ, tính từ. Trả lời cho câu hỏi “Như thế nào”, “Bao lâu”, “Bao lâu”.
Từ loại Các đại từ, danh từ chỉ số lượng, đoản ngữ mang tính danh từ đứng đằng sau thuật ngữ là tân ngữ. (Thuật ngữ lấy động từ làm trung tâm vị ngữ) 

Các đoản ngữ chỉ số lượng xuất hiện ở phía sau các thuật ngữ do tính chất của lượng từ quyết định.

Thường do động lượng từ tạo thành làm bổ ngữ.

Khi có hoặc không có từ phụ trợ cấu trúc “得”

Các từ hợp thành được viết ở dưới đây chỉ là một ngữ tố:

  • 觉得 (Juédé): Cảm nhận
  • 获得 (huòdé): Nhận biết
  • 取得晓得 (Qǔdé xiǎodé): Nhận biết
  • 得 (Dé): Được, đạt

Nếu các từ này làm thuật ngữ thì những từ phía sau chúng sẽ là tân ngữ, chứ không phải bổ ngữ.

Trợ từ kết cấu “得” là tiêu chí của bổ ngữ, đằng sau vị ngữ xuất hiện “得” đều là bổ ngữ.
Có sự thay đổi của câu “把” trong tiếng Trung hay không?
  • Đoản ngữ số lượng do vật lượng từ tạo thành, đứng đằng sau động từ vị ngữ.
  • Đoản ngữ số lượng có thể thay thế thành câu thứ ba “把” trong tiếng Trung là tân ngữ.
Đoản ngữ số lượng không thể thay thế là bổ ngữ.

Trên đây là tất tần tật những gì liên quan tới tân ngữ tiếng Trung cơ bản được Trung tâm Ngoại Ngữ Hà Nội tổng hợp và soạn thảo. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được một phần nhỏ của ngữ pháp trong tiếng Trung, đặc biệt đối với các bạn mới bắt đầu học. Chúc bạn thành công!

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận