Khi nhập môn tiếng Trung, người học sẽ cần nắm rõ các kiến thức về tiếng Trung phồn thể (chữ truyền thống) và tiếng Trung giản thể (chữ đơn giản). Đây là hai bộ chữ tiêu chuẩn tại Trung Quốc và chúng không liên quan đến việc phát âm tiếng Trung.
Trong bài viết này, hãy cùng Trung tâm ngoại ngữ Hà Nội tìm hiểu về tiếng Trung giản thể và tiếng Trung phồn thể nhé!
Khái niệm về tiếng Trung phồn thể là gì? Tiếng Trung giản thể là gì?
Tiếng Trung phồn thể là gì?
Chữ phồn thể (chữ tiếng Trung truyền thống) là bộ chữ Hán truyền thống tiêu chuẩn của Trung Quốc, ký tự này được tìm thấy xuất hiện lần đầu tiên trong các văn bản cổ xưa từ thời nhà Hán. Chữ phồn thể là có nét chữ đẹp, đây được ví như tinh hoa của nền văn minh Trung Quốc. Tuy nhiên, do chữ phồn thể có rất nhiều nét và phức tạp nên không được sử dụng rộng rãi nữa. Và ngày nay, chữ Hán phồn thể được sử dụng chính thức ở Đài Loan, HongKong và, Macao. Tại Trung Quốc, chữ phồn thể vẫn được dùng trong viết thư pháp bởi những ông đồ hay nghệ nhân giàu kinh nghiệm.
Tiếng Trung giản thể là gì?
Vào cuối thế kỷ 19, chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nỗ lực thực hiện các cải cách để tăng tỷ lệ biết chữ trong xã hội, xóa nạn mù chữ. Chính vì mục tiêu đó mà chính phủ đề ra việc làm giản đơn đi chữ viết truyền thống, tăng tỉ lệ biết chữ trên toàn dân. Công việc đó được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Đơn giản dễ học, dễ nhớ, dễ viết.
- Tiêu chuẩn hóa: bỏ đi các chữ thể lạ, nhấn mạnh tính hình thanh, giữ nguyên tính biểu ý.
Nhờ vậy, bảng chữ tiếng Trung giản thể được ra đời. Các ký tự trong tiếng Trung giản thể được đơn giản hóa từng ký tự so với chữ phồn thể, việc này giúp người học dễ ghi nhớ và dễ viết.
Hiện nay, chữ giản thể là bộ chữ được chính thức công nhận sử dụng tại Trung Quốc đại lục, Singapore, Malaysia.
Tiếng Trung phồn thể | Tiếng Trung giản thể | |
Rùa | 龜 | 龟 |
Phong lan | 蘭 | 兰 |
Rồng | 龍 | 龙 |
Một vài ví dụ về chữ tiếng Trung giản thể và chữ tiếng Trung phồn thể.
Điểm khác nhau giữa chữ cái tiếng Trung giản thể và chữ cái tiếng Trung phồn thể
Độ phức tạp của chữ
Điểm khác nhau rõ nhất giữa chữ giản thể và chữ phồn thể đó chính là khi nhìn vô các chữ sẽ thấy được độ phức tạp. Các ký tự của chữ phồn thể luôn phức tạp hơn chữ giản thế.
Số nét của từ
Chữ giản thể sử dụng ít ký tự hơn, thường sử dụng một ký tự duy nhất để đại diện cho các từ có nghĩa khác nhau nhưng cách phát âm giống nhau. Còn với chữ phồn thể, mỗi từ có một ký tự riêng biệt.
Tiếng Trung phồn thể | Tiếng Trung giản thể | |
Mì | 麵 | 面 |
Sau | 後 | 后 |
Bảng đối chiếu 250 chữ tiếng Trung giản thể và phồn thể
Các giáo trình dạy tiếng Trung phổ thông hiện nay đều được biên soạn theo chữ tiếng Trung giản thể để người học dễ dàng tiếp thu ghi nhớ và viết nhanh.
Sau đây là một vài chữ cái tiếng Trung giản thể đối chiếu với chữ cái tiếng Trung phồn thể, bảng này giúp người đọc có được một số vốn từ khá nhiều để giao tiếp.
Học bảng chữ cái tiếng Trung giản thể
Nét chữ
Có 8 nét viết cơ bản trong tiếng Trung mà bạn cần ghi nhớ, đó là:
- Nét ngang
- Nét sổ
- Nét chấm
- Nét hất
- Nét phẩy
- Nét mác
- Nét gập
- Nét móc
Các nét này được viết tuần theo quy tắc nhất định, bạn cần ghi nhớ để viết đúng.
Sau đây là ví dụ về cách viết chữ Thọ trong tiếng Trung giản thể.
Bộ thủ
Sau khi nắm vững về nét chữ thì bước tiếp theo là học qua bộ thủ. Bộ thủ là phần cơ bản cấu tạo nên chữ tiếng Trung. Khi học tiếng Trung thì bạn cần nắm vững 214 bộ thủ tiếng Trung. Trong từ điển tiếng Trung, các dạng chữ đều được phân chia thành từng nhóm theo bộ thủ. Dựa theo bộ thủ mà người học có thể tra cứu từ điển một cách khoa học và dễ dàng hơn.
Bộ thủ của tiếng Trung có hai cách ghép phổ biến, đó là hình thanh và hội ý:
- Hình thanh: bao gồm 2 bộ phần là biểu nghĩa và biểu âm, vị trí của hai bộ phận này không cố định.
- Hội ý: là dùng hai hay nhiều nhiều bộ thủ ghép lại với nhau, lấy ý nghĩa của các bộ thủ kết hợp lại thành nghĩa cho chữ Hán mới.
Bên cạnh đó, bộ thủ cũng có phương pháp học riêng như sau:
Học theo nét, tuân thủ thứ tự cách viết theo bảy nguyên tắc:
- Ngang trước sổ sau. Ví dụ: Chữ 十
- Phẩy trước mác sau. Ví dụ: Chữ 八
- Trên trước dưới sau. Ví dụ: Chữ 三
- Trái trước phải sau. Ví dụ: Chữ 州
- Ngoài trước trong sau. Ví dụ: Chữ 风
- Vào trước đóng sau. Ví dụ: Chữ 回
- Giữa trước hai bên sau. Ví dụ: Chữ 水
Học theo liên tưởng phân nhóm của bộ thủ, mỗi bộ thủ sẽ có một đặc trưng riêng và một nét liên tưởng riêng.
Học qua thơ dành riêng cho bộ thủ tiếng Trung.
Với những thông tin cần biết về bảng chữ phồn thể và giản thể đã được tổng hợp như trên, mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn đúc kết được các kiến thức về tiếng Trung. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian xem tài liệu, chúc bạn học tiếng Trung thật tốt.