Ngữ pháp

Lưu ý khi sử dụng các loại Câu kiêm ngữ trong tiếng Trung

Câu kiêm ngữ

Nếu bạn đang tìm hiểu về ngữ pháp của Trung Quốc thì việc nắm vững các câu kiêm ngữ là rất quan trọng. Câu kiêm ngữ nói riêng giữ một vị trí đặc biệt trong câu. Sử dụng tốt ngữ pháp giúp các bạn giao tiếp với người bản ngữ trôi chảy, mạch lạc và chính xác hơn. Vì vậy, hôm nay hãy cùng trung tâm Ngoại Ngữ Hà Nội tìm hiểu câu kiêm ngữ tiếng Trung nhé.

Câu kiêm ngữ là gì?

Câu kiêm ngữ là câu vị ngữ có hai động từ. Tân ngữ của động từ thứ nhất là chủ ngữ của động từ thứ hai (động từ thứ nhất được gọi là động từ kiêm ngữ), đôi khi chủ ngữ có thể bị lược bỏ.

Cấu trúc câu kiêm ngữ trong tiếng Trung

Cấu trúc câu kiêm ngữ trong tiếng Trung

Cấu trúc:

Chủ ngữ + Động từ 1 + Tân ngữ 1 + Động từ 2 + Thành phần khác

Ví dụ:

我请他作报告。(Wǒ qǐng tā zuò bàogào)

=> Tôi yêu cầu cậu ta làm báo cáo.

Phân tích câu:

Chủ ngữ: 我 (Wǒ): có nghĩa là “tôi”

Động từ 1: 请 (qǐng): có nghĩa là “yêu cầu”

Tân ngữ 1: 他 (tā): có nghĩa là “anh ấy”

Động từ 2: 作 (zuò): có nghĩa là “làm”

Thành phần khác (tân ngữ 2): 报告 (bàogào): báo cáo

Các loại câu kiêm ngữ trong tiếng Trung

Các loại câu kiêm ngữ trong tiếng Trung

Trong phần này, Ngoại Ngữ Hà Nội sẽ giới thiệu tới các bạn các loại câu kiêm ngữ trong tiếng Trung và đưa ra các ví dụ minh họa, phân tích chi tiết cấu trúc câu để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn từng loại chức năng của câu kiêm ngữ.

Câu kiêm ngữ chữ 有 (yǒu)

  • Tân ngữ của “有”  biểu thị người hoặc sự vật đang tồn tại. (Từ kiêm ngữ thường không xác định rõ)
  • Trước từ kiêm ngữ thường thêm số lượng từ làm định ngữ. 
  • Khi câu ở trạng thái phủ định thì ta thêm phó từ 没 (méi) vào trước động từ 有 (yǒu).

Ví dụ:

他有一只猫。 (Tā yǒu yī zhī māo)

=> Anh ấy có một con mèo.

没有人告诉我这件事。(Méiyǒu rén gàosù wǒ zhè jiàn shì)

=> Không ai nói với tôi về chuyện này.

Câu kiêm ngữ chữ 是 (shì)

  • Câu kiêm ngữ chữ 是 là câu kiêm ngữ vô chủ.
  • Chữ “是” trong câu có tác dụng nhấn mạnh từ kiêm ngữ. Động từ và vị ngữ của từ kiêm ngữ có tác dụng giải thích, nói rõ.
  • Khi câu ở trạng thái phủ định thì ta thêm phó từ 不 (bù) vào trước động từ 是.

Ví dụ:

昨天不是我拿了你的书。 (Zuótiān bùshì wǒ nále nǐ de shū)

=> Không phải tôi là người đã lấy cuốn sách của bạn ngày hôm qua.

是我告诉他,不是别人的。(Shì wǒ gàosù tā, búshì biérén de)

=> Là tôi nói với anh ta, không phải ai khác.

Câu kiêm ngữ cầu khiến 

  • Động từ thứ nhất của câu kiêm ngữ cầu khiến biểu thị ý nghĩa thỉnh cầu, đưa ra mệnh lệnh, yêu cầu ai làm gì… 
  • Thường đi cùng một số từ ở dưới bảng sau:
Tiếng Trung Phiên âm Dịch nghĩa
Qǐng Đề nghị, yêu cầu, mời
让  Ràng Cho phép
Jiào Kêu, gọi
Pài Phải
Ép
Cuī Thúc giục
Tuō Đùn đẩy
Qiú Thỉnh cầu, đòi hỏi
命令 Mìnglìng Mệnh lệnh
禁止 Jìnzhǐ Cấm đoán
吩咐 Fēnfù Dặn dò
动员 Dòngyuán Động viên, huy động
鼓励 Gǔlì Khuyến khích, khích lệ
促使 Cùshǐ Thúc đẩy, giục giã
发动 Fādòng Phát động
组织 Zǔzhī Tổ chức

Ví dụ:

老师叫我念课文。 (Lǎoshī jiào wǒ niàn kèwén)

=> Giáo viên bảo tôi đọc văn bản.

我不去让他出去玩儿。 (Wǒ bù qù ràng tā chūqù wán er)

=> Tôi sẽ không cho anh ấy đi chơi.

Câu kiêm ngữ nhận định

  • Khi câu ở dạng phủ định thì ta thêm phó từ 不 (bù), 没有 (méiyǒu) vào trước động từ 1 hoặc trước động từ 2.
  • Động từ 1 biểu thị ý nghĩa “trở thành, có là, cho là”… Ví dụ như:
Tiếng Trung Phiên âm Dịch nghĩa
叫  Jiào Khiển 
Trách mắng
Xuǎn Chọn
选择 Xuǎnzé Lựa chọn
Rèn Nhận định
  • Động từ 2 thường là các từ như:
Tiếng Trung Phiên âm  Dịch nghĩa
为  Wèi
Shì
Zuò Làm
当  Dāng Làm

Ví dụ:

我们选他当代表。 (Wǒmen xuǎn tā dāng dàibiǎo)

=> Chúng tôi đã bầu anh ấy làm đại diện của chúng tôi.

我没选他作代表。 (Wǒ méi xuǎn tā zuò dàibiǎo)

=> Tôi đã không chọn anh ấy làm đại diện.

Câu kiêm ngữ cảm xúc

  • Động từ 1 của câu kiêm ngữ tình cảm có tác dụng dùng để chỉ các hoạt động tâm lý. Thường đi cùng một số từ sau:
Tiếng Trung Phiên âm Dịch nghĩa
喜欢 Xǐhuān Thích
Ài Yêu
表扬 Biǎoyáng Khen, biểu dương
讨厌 Tǎoyàn Ghét
Xián Hiềm khích, ghét bỏ
批评 Pīpíng Phê bình
感谢  Gǎnxiè Cảm ơn
埋怨  Mányuàn Trách móc
称赞 Chēngzàn Tán thưởng
担心 Dānxīn Lo lắng

Ví dụ:

我喜欢妈妈做的饭。(Wǒ xǐhuān māmā zuò de fàn)

=> Tôi thích cơm mẹ nấu.

我埋怨他骗过我。(Wǒ mányuàn tā piànguò wǒ)

=> Tôi trách móc anh ta đã lừa dối tôi.

Những chú ý khi sử dụng câu kiêm ngữ

  • Trước động từ thứ nhất và động từ thứ hai đều có thể mang trạng ngữ. Trạng ngữ thời gian có thể đặt ở đầu câu hoặc trước động từ thứ nhất.
  • Giữa động từ thứ nhất và từ kiêm ngữ không được thêm bất kỳ thành phần gì.
  • “了” (le) phải đặt sau động từ thứ hai hoặc đặt ở cuối câu.
  • Động từ năng nguyện thường đặt trước động từ thứ nhất.
  • Vị trí của từ kiêm ngữ cũng có thể là hình dung từ. Vị ngữ của từ kiêm ngữ cũng có thể mang bổ ngữ.

Trên đây là toàn bộ kiến thức liên quan đến câu kiêm ngữ tiếng Trung. Từ những kiến thức trên bạn có thể thấy rằng câu kiêm ngữ là một trong những ngữ pháp quan trọng của tiếng Trung. Câu kiêm ngữ giúp cho câu văn của bạn trở nên súc tích và dễ hiểu hơn. Để sử dụng được tốt câu kiêm ngữ thì bạn cần phải nắm vững cấu trúc câu văn, loại từ và ngữ pháp cơ bản. Hãy luyện tập tiếng Trung thường xuyên nhé, chúc bạn thành công.

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận