Chữ Phúc /福 – fú/ là một trong những chữ được trao nhiều nhất trong gia đình, đặc biệt là vào dịp năm mới. Tuy nhiên thực tế, có rất nhiều người chưa biết được ý nghĩa của chữ Phúc trong tiếng Hán cũng như những câu chuyện thú vị xung quanh nó. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trung Tâm Ngoại Ngữ Hà Nội tìm hiểu về chữ Phúc cũng như một số thông tin liên quan khác.
Chữ Phúc là gì? Nguồn gốc hình thành của chữ Phúc trong tiếng Hán
Trong bộ Giáp Cốt văn, chữ Phúc tượng trưng cho hình ảnh của một người dùng 2 tay để nâng vò rượu giơ lên cao tế thần linh, mong cầu thần linh ban phước lành cho tất cả mọi người.
Kết cấu chữ Phúc trong tiếng Hán gồm có bộ thị /示/ đi cùng với ký tự Phúc (nhất 一, khẩu 口 và điền 田). Thực chất, bộ thụ là hình tượng trưng cho bàn thờ còn ký tự Phúc đi kèm là hình vẽ của một vò rượu. Vò rượu có thể hiểu là cầu cho trong, bình rượu đầy mang ý nghĩa cầu mong gia đình luôn được đủ đầy. Trải qua rất nhiều thời kỳ khác nhau, hình ảnh hay bàn tay đã được giản lược để hình thành chữ Phúc như ngày nay.
Trong từ điển Khang Hy, Chữ Phúc còn mang nghĩa là Hựu dã, tức là sự phù hộ, giúp đỡ của trời đất và thần linh). Trong đó, Hưu dã (việc tốt lành, phúc lộc), Thiện dã (việc tốt, việc lành) và Tường dã (sự vật tốt lành phúc lợi). Như vậy, chữ Phúc chỉ những điều tốt lành.
Cấu tạo và cách viết của chữ Phúc trong tiếng Hán
Chữ Phúc trong tiếng Hán có tự hình Kim Văn, sau đó trải qua chữ lụa của thời Sở, Tiểu Triện cho đến chữ Thẻ của thời Tần và cuối cùng là chữ Phúc 福 /fú/ được sử dụng cho tới ngày nay. Về cơ bản, chữ Phúc được cấu tạo từ 13 nét, 4 bộ thủ cụ thể như sau:
Bộ bên trái: Gồm Bộ Thị mang ý nghĩa cầu thị, mong cầu. Bộ Thị xuất hiện ở chữ Phúc tiếng Hán thể hiện mong muốn, khao khát của con người về điều gì đó vô cùng tốt đẹp.
Bộ bên phải: Gồm có 3 bộ:
- Bộ Miên 宀 nghĩa là mái nhà, xuất hiện với ý nghĩa nhà là nơi để về, là nơi vô cùng ấm no và hạnh phúc của mỗi người. Trải qua nhiều thời kỳ, bộ Miêu đã được viết lại thành bộ Nhất ( – ) để thể hiện sự chở che.
- Bộ Khẩu 口 nghĩa là miệng, mang ý nghĩa ngôi nhà cho dù có to lớn đến đâu mà không có người ở thì cũng đều trở nên vô nghĩa. Điều này chứng tỏ cuộc sống của con người chỉ thực sự hạnh phúc và có ý nghĩa khi cả gia đình cùng vui vẻ, quây quần bên nhau.
- Bộ Điền 田 nghĩa là ruộng đất, nhằm nhắc nhở con người muốn sống hạnh phúc thì không thể thiếu đi những giá trị vật chất “an cư lạc nghiệp”.
Khi viết chữ Phúc trong tiếng Hán, cần lưu ý viết theo thứ tự từ trên xuống dưới, trái qua phải, từ Bộ Thị⺭➞ Miên 宀 ➞ Khẩu 口 và cuối cùng là Bộ Điền 田. Thứ tự cách viết của chữ Phúc đều có ý nghĩa của riêng nó, từ có nhà, có gia đình êm ấm, vui vẻ cho tới có của cải vật chất để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Ý nghĩa chữ Phúc trong tiếng Hán
Chữ Phúc tượng trưng cho những mong ước bình dị của con người về muộn cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp. Trong cuộc sống đó, con người có nơi để ở, có nhà để về, có người thân để chờ đợi và có vườn ruộng để làm ăn. Từ Phúc luôn hướng con người tới cuộc sống tươi đẹp và bền lâu chứ không phải là những mơ tưởng về cuộc sống phú quý, giàu sang.
Mặt khác, chữ “Phúc” trong tiếng Hán còn mang nghĩa là sự đồng thuận, thuận lợi, mọi thứ đều được thông suốt và không có gì trở ngại. Bên trên thuận trời đất, bên dưới thuận vua tôi, ở dưới nữa thuận cha mẹ và con cái. Đặc biệt bên trong đời sống tin thần và bên ngoài đời sống vật chất đều không có gì trắc trở, như vậy mới được gọi là Phúc.
Tạo sao chữ Phúc lại được treo ngược trong những ngày Tết?
Phúc là biểu tượng của sự sung túc, may mắn và hạnh phúc. Vì vậy, vào dịp năm mới, rất nhiều gia đình thường treo hoặc trang trí chữ Phúc nhằm mong ước, mưu cầu về một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.
Thực tế, tất cả các gia đình đều treo chữ Phúc ngược chứ không phải theo chiều thuận của nó. Điều này cũng xuất phát từ phong tục của người Trung Quốc xưa. Trong chữ 倒 /dǎo/ – đảo mang ý nghĩa là đổ, đảo ngược, lộn ngược và có phát âm gần giống với 到 /dào/, có nghĩa là đến. Người ta thường không treo thuận mà lại treo ngược từ Phúc với ngụ ý về cách chơi chữ mang nghĩa “vận may đến rồi”. Cách treo ngược chữ Phúc trong tiếng Hán từ trước tới nay xuất phát từ 2 câu chuyện dưới đây:
Câu chuyện 1
Vào đời nhà Thanh (1661 – 1911), một chiều 30 tết nọ, quan phủ Lý Lệnh đã sai lính treo chữ 福 ngay ở cửa chính lối ra vào của Đông Cung. Tuy nhiên có một tên lính vì không biết chữ nên đã treo ngược chữ Phúc này, do vậy Thái tử nổi giận và tính phạt tên lính đó. Tuy nhiên, quan phủ họ Lý lại là một người rất hiền từ, vì vậy ông đã tìm cách gỡ rối cho tên lính “đen đủi” này.
Bởi vì rất thân cận với Thái từ và hiểu rõ mong muốn được lên ngôi hoàng đế từ lâu của ngài nên ông đã bảo: “Chứ Phúc 福 được treo ngược sẽ tạo thành chữ Phúc đảo, trong đó đảo 倒 /Dào/ đồng âm với từ 到 /Đáo/, mang hàm nghĩa là đến. Vì vậy nếu treo ngược chữ Phúc có nghĩa là vận may đang đến với Thái Tử. Nghe xong câu chuyện, Thái tử cảm thấy rất hài lòng nên đã ra lệnh trọng thưởng cho quan phủ lý cũng như tên lính đó.
Câu chuyện 2
Vào đúng đêm giao thừa, một ông Vua đã đi vi hành ngoài cung để quan sát tình hình ăn tết của người dân. Khi đi ngang qua một căn nhà nọ, ông thấy có treo đèn lồng kéo quân vẽ cảnh chế nhạo Hoàng Hậu. Điều này đã khiến Vua vô cùng tức giận và ra lệnh cho lính đảo ngược chữ Phúc treo trước nhà nhằm đánh dấu và ngay sáng hôm sau đã cho cảnh vệ đến bắt tội cả gia đình.
Khi về cung, Hoàng Hậu cảm thấy nhà Vua không được vui nên đã gặng hỏi sự tình. Khi nghe Vua nói xong, Hoàng hậu đã bí mật sai quân lính đến nhà dân đó đảo ngược lại chữ Phúc, nhờ vậy họ đã may mắn thoát tội.
Từ vựng và thành ngữ có chữ Phúc trong tiếng Hán
Trên thực tế, có rất nhiều từ vựng cũng như thành ngữ có liên quan tới chữ Phúc trong tiếng Trung. Có thể liệt kê ra:
Từ vựng chứa chữ Phúc
Từ vựng | Phiên âm | Nghĩa |
幸福 | xìngfú | Hạnh phúc |
福利 | fúlì | Phúc lợi |
福分 | fú fen | Phúc phận |
造福 | zàofú | Tạo phúc |
祝福 | zhùfú | Chúc phúc |
艳福 | yànfú | Diễm phúc |
万福 | wànfú | Vạn phúc |
洪福 | hóngfú | Hồng phúc |
享福 | xiǎngfú | Hưởng phúc |
Thành ngữ điển hình có chứa chữ Phúc trong tiếng Hán
Thành ngữ | Giải nghĩa |
福如东海,寿比南山 | Phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn |
福无双至 | Phúc vô song chí (May mắn không đến cùng lúc) |
福至心灵 | Phúc chí tâm linh (Phúc đến khiến sáng dạ) |
洪福齐天 | Hồng phúc tề thiên (Hồng phúc lớn lao) |
因祸得福 | Nhân họa đắc phúc (Trong họa có phúc) |
福禄双全 | Phúc lộc song toàn |
福寿双全 | Phúc thọ song toàn |
寿山福海 | Thọ sơn phúc hải |
祸福相依 | Họa phúc tương y |
有福共享,有难同当 | Có phúc cùng hưởngCó họa cùng chịu |
福不双至,祸不单行 | Phúc bất song chí.Họa bất đơn hành. |
幸福无疆 | Hạnh phúc vô cương |
大难不死,必有福 | Đại nạn không chết, ắt có phúc |
Giải đáp thắc mắc liên quan đến chữ Phúc tiếng Trung
Dưới đây là những thắc mắc có liên quan tới chữ Phúc trong tiếng Hán, cùng với đó là những giải đáp của Trung tâm Ngoại Ngữ Hà Nội:
Chữ Phúc biến thành chữ Phước, lý do vì sao?
Chữ Phước và chữ Phúc trong tiếng Hán được xem là 2 từ đồng nghĩa, trong đó chính âm là Phúc còn biến âm được gọi là Phước. Thực tế, có 2 câu chuyện lý giải cho sự biến hóa từ chữ Phúc thành chữ Phước như sau:
- Câu chuyện 1: Ở thời Tây Sơn, tác giả Trương Quốc Dung đã viết một đoạn như thế này trong Thoái thực ký: “Xã tôi xưa từng được gọi là Long Phúc, nhưng vì vua Nguyễn Huệ có tên giải là chữ Phúc nên đã quyết định đổi tên gọi là Long Phú”.
- Câu chuyện 2: Từ năm Quý Mùi 1883, sau khi Ưng Đăng lên ngôi Vua, hiệu là Kiến Phúc. Chính điều này đã khiến cho tất cả dòng họ có tên Phúc đều phải chuyển qua Phước.
Chữ Phúc – Lộc – Thọ trong tiếng Hán có nghĩa là gì?
Chữ Phúc Lộc Thọ (Phước Lộc Thọ) trong tiếng Trung là 福祿壽, đây là một thuật ngữ được dùng rất phổ biến trong văn hóa Trung Hoa nhằm diễn tả một cuộc sống tốt đẹp, có may mắn (Phúc), có sự giàu sang (Lộc) và sẽ sống rất lâu (Thọ). Đặc biệt, mỗi ý niệm này đã được nhân hóa thành 3 vị thần gọi là Tam Đa:
- Ông Phúc: Tượng trưng cho những điều may mắn và tốt lành, hình ảnh ông Phúc thường đi kèm với hình ảnh 2 đứa nhỏ trên tay, lúc thì bồng bế, lúc thì đứng cạnh bên.
- Ông Lộc: Là biểu tượng cho sự giàu có và thịnh vượng của mỗi gia đình, chữ lộc trong tiếng Trung có phát âm gần giống với chữ Lục.
- Ông Thọ: Là tượng trưng cho sự sống lâu, khỏe mạnh. Ông thọ là hình ảnh tượng trưng của một ông lão râu tóc bạc trắng, trán hói, tay cảm quả đào và có con hạc đứng bên cạnh. biểu hiện cho sự trường thọ.
Có đồng âm dị nghĩa của từ Phúc trong tiếng Hán hay không?
Thực tế, có rất nhiều từ đồng âm nhưng khác nghĩa với từ Phúc trong tiếng Trung. Có thể kể tới:
輹 | fù | Mang nghĩa là thanh gỗ ngang nằm ở dưới xe nối liền trục xe, thân bánh xe |
輻/辐 | fù | Nan hoa của bánh xe |
蝮 | fù | Rắn độc |
腹 | fù | Bụng (tâm phúc hay phúc mạc,…) |
覆/复 | fù | Phúc khảo, kiểm tra lại |
蝮 | fù | Chiều ngang, khổ, bức |
蝠 | fù | Con dơi |
Trên đây là toàn bộ những giải đáp từ Trung Tâm Ngoại Ngữ Hà Nội về chữ Phúc trong tiếng Hán và những câu chuyện thú vị xoay quanh nó. Chữ Phúc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành, bình an và ấm no, vì vậy đối với rất nhiều gia đình, chữ Phúc vô cùng có ý nghĩa. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã mang tới cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích! Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi nội dung bài viết!