EPS-TOPIK, Học tốt tiếng Hàn, Ngữ pháp

Cách “ẵm” trọn điểm câu 53 Topik

Cách “ẵm” trọn điểm câu 53 Topik

Dường như có một điểm chung hầu hết ở tất cả mọi người khi học tiếng Hàn và chuẩn bị thi Topik đó là ngại viết, ngại học kỹ năng viết, đặc biệt là câu viết số 53 bởi các biểu đồ khô khan, khó hiểu. Tuy nhiên câu 53 Topik lại là câu gần như cho thí sinh điểm tuyệt đối vì nó có sẵn khuôn mẫu và cứ thế áp dụng là sẽ có điểm cao. Hãy cùng học cách viết câu 53 trong bài viết dưới đây với Trung tâm Ngoại ngữ Hà Nội nhé!

Các dạng câu 53 trong đề Topik 

Hình dạng biểu đồ thường gặp

Hình dạng biểu đồ thường gặp

Nội dung biểu đồ thường gặp

Nội dung biểu đồ thường gặp

Lưu ý khi viết câu 53 Topik

Về thời gian

Tổng thời gian của kỹ năng viết là 50 phút, vì vậy thí sinh nên dành tối đa 10 ~ 15 phút để viết câu 53 Topik

Về dung lượng

Nên viết câu 53 trong khoảng 200 ~ 300 chữ, không nên viết hơn 300 chữ (có thể bị trừ điểm)

Về nội dung yêu cầu

  • Phải giải quyết hết được các yêu cầu nêu ra trong đề bài
  • Phải viết dựa trên biểu đồ hoặc dữ liệu mà đề bài đưa ra, không được viết tùy ý
  • Phải thể hiện đầy đủ tất cả những số liệu và chữ viết xuất hiện trong biểu đồ, không được bỏ sót bất kỳ chi tiết nào
  • Nên thể hiện nội dung trong khoảng 1 hoặc 2 đoạn văn, 1 đoạn là hợp lý nhất trong trường hợp có nhiều nội dung cần viết

Về từ vựng

  • Nên sử dụng từ vựng và ngữ pháp trung cấp
  • Không nên lặp lại liên tục một biểu hiện, linh hoạt vận dụng các cấu trúc có cùng chức năng sẽ được tính điểm cao hơn
  • Bắt buộc phải dùng đuôi câu văn viết dạng ‘-다’

Phân tích các thành phần câu 53 Topik

Cấu trúc một đoạn của câu 53 thường đi theo trật tự: câu chủ đề (giới thiệu nội dung biểu đồ) => phân tích biểu đồ => giải thích kết quả điều tra

Câu chủ đề

Một biểu đồ đầy đủ dữ liệu thường có cơ quan điều tra, đối tượng điều tra và nội dung điều tra. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp không xuất hiện đối tượng điều tra, có trường hợp không có cơ quan điều tra, thậm chí cả cơ quan điều tra và đối tượng điều tra đều không xuất hiện. Những trường hợp như vậy phải giải quyết như thế nào? Theo dõi các ví dụ bên dưới để không bị lúng túng trong câu mở đầu khi gặp bất cứ trường hợp nào bạn nhé!

Câu chủ đề

조사기관(Cơ quan điều tra) 대상(Đối tượng điều tra) 주제(Nội dung điều tra)
N에서 N을/를 대상으로 N에 대한 설문조사를 실시했다
대상없음(không xuất hiện đối tượng điều tra) N에 대해 조사했다N에 대한 조사를 실시했다
조사 기관 없음 N을/를 살펴보면, N에 대해 조사한 결과,N에 대해 조사한 결과에 따르면, 

Có đối tượng điều tra nhưng không có cơ quan điều tra

[53] 다음을 참고하여 ‘대학 진학률 변화’에 대한 글을 200 ~ 300자로 쓰시오. 단, 글의 제목을 쓰지 마시오. (30점)

조사 대상: 고등학교 졸업생

=> 대학 진학률 변화에 대해 조사한 결과에 따르면, …

Có cơ quan điều tra nhưng không có đối tượng điều tra

[53] 다음을 참고하여 ‘대학 진학률 변화’에 대한 글을 200 ~ 300자로 쓰시오. 단, 글의 제목을 쓰지 마시오. (30점)

조사 기관: 한국 교육 개발원

=> 한국 교육 개발원에서 대학 진학률 변화에 대해 조사를 실시했다. 

Không có cả đối tượng điều tra và cơ quan điều tra

[53] 다음을 참고하여 ‘대학 진학률 변화’에 대한 글을 200 ~ 300자로 쓰시오. 단, 글의 제목을 쓰지 마시오. (30점)

=> 대학 진학률 변화를 살펴보면, …/ 대학 진학률 변화에 대해 조사한 결과를 살펴보면, …

Có cơ quan điều tra và đối tượng điều tra

[53] 다음을 참고하여 ‘대학 진학률 변화’에 대한 글을 200 ~ 300자로 쓰시오. 단, 글의 제목을 쓰지 마시오. (30점)

조사 기관: 한국 교육 개발원

조사 대상: 고등학교 졸업생

=> 한국 교육 개발원에서 고등학교 졸업생을 대상으로 대학 진학률 변화에 대한 설문 조사를 실시하였다. 

Chú ý khi viết câu chủ đề

Trong một vài trường hợp, đề bài không cho dạng cụm danh từ để gắn với ‘에 대해’ thể hiện chủ đề khảo sát, thay vào đó là các đuôi dạng câu hỏi. Lúc đó, cần phải biến đổi đuôi câu hỏi thành dạng ‘-는가에 대해’ và viết như bình thường.

인구 변화 인구 변화에 대해 (설문)조사를 실시했다.
아이를 꼭 낳아야 하는가? 아이를 꼭 낳아야 하는가에 대해 (설문)조사를 실시했다.
언제 가장 외로움을 느낍니까? 언제 가장 외로움을 느끼는가에 대해 (설문)조사를 실시했다.
어떤 여가 활동을 하나요? 어떤 여가 활동을 하는가에 대해 (설문)조사를 실시했다.
구직 시 어려움을 겪는 이유는?  구직 시 어려움을 겪는 이유에 대해 (설문)조사를 실시했다.
이직 시 가장 걱정하는 것은? 이직 시 가장 걱정하는 것에 대해 (설문)조사를 실시했다.

Phân tích dữ liệu biểu đồ

Sau câu chủ đề, trước khi bắt đầu phân tích dữ liệu biểu đồ thường bắt đầu bằng cụm 조사 결과에 따르면 (theo kết quả khảo sát thì…) hoặc 조사 결과를 살펴보면 (quan sát kết quả khảo sát thì…). Bằng cách này có thể làm tăng độ liên kết chặt chẽ của văn bản.

Dạng liệt kê thứ tự

Biểu hiện chủ yếu:

1위 N이/가 …%(으)로 ‘...’라는 응답이 …%(으)로 가장 높게 나타났다/ 높은 것으로 나타났다1위를 차지했다/ 가장 많았다가장 많은 것으로 조사되었다
2위, 3위 이러서 N이/가 …%(으)로 2위, N이/가 …%(으)로 3위 를 차지했다를 차지한 것으로 나타났다 (조사되었다)로 뒤를 이었다/ -(으)로 나타났다
마지막 마지막으로 N은/는, 이/가 …%(으)로 가장 낮게 나타났다/ 낮은 것으로 나타났다가장 낮았다/ 가장 적은 것으로 조사되었다

Ví dụ:

Ví dụ liệt kê thứ tự

조사 결과에 따르면 이직 시 가장 중요하게 고려하는 것은 ‘업무 적성’이 33%로 가장 높게 나타났다. 이어서 ‘연봉’이 26% 2위, ‘근무 환경’이 23%로 3위를 차지했다. 마지막으로 ‘복지’는 18%로 가장 낮은 것으로 조사되었다. 

(Theo kết quả khảo sát, điều quan trọng nhất cần cân nhắc khi thay đổi công việc là ‘sự phù hợp’, chiếm 33%. Tiếp đó, ‘mức lương’ và ‘môi trường làm việc’ chiếm vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt với 26%, 23%. Cuối cùng, ‘phúc lợi’ chiếm vị trí ít quan trọng nhất với tỷ lệ 18%)

Dạng so sánh liệt kê

Biểu hiện chủ yếu:

N1 순위 N1의 경우 ‘N’이/가 …%(으)로N1의 경우 ‘...’라는 응답이 …%(으)로 가장 높게 나타났다/ 높은 것으로 나타났다1위를 차지했다/ 가장 많았다가장 많은 것으로 조사되었다
다음으로 ‘N’ …%, ‘N’ …% 순으로 이어졌다/ 나타났다 이어서 ‘...’라는 응답이 …%(으)로 2위, ‘...’라는 응답이 …%(으)로 뒤를 이었다
대조 반면에, 이와 달리, 이에 반해, 이와 반대로, N와/과 달리 N은/는
N2 순위 N2는 ‘N’이/가 …%(으)로 가장 높았으며 (높은 것으로 나타났으며)/ 많았으며 다음으로 ‘N’ …%, ‘N’ …% 순으로 N와/과 다르게 나타났다

Ví dụ:

조사 결과를 살펴보면 다이어트 방법은 여자의 경우 ‘식사조절’이 47%로 가장 높게 나타났으며 이어서 ‘운동’ 41%, ‘특별 프로그램’ 12% 순으로 나타났다. 이와 달리 남자는 ‘운동’이 72%로 가장 높았으며 다음으로 ‘식사조절’ 17%, ‘특별 프로그램’ 12% 순으로 다르게 나타났다.

(Theo kết quả khảo sát, đối với phụ nữ, phương pháp giảm cân cao nhất là ‘kiểm soát chế độ ăn’ chiếm 47%, tiếp theo là ‘tập thể dục’ ở mức 41% và ‘chương trình đặc biệt’ chiếm 12%. Ngược lại, với nam giới, ‘tập thể dục’ cao nhất ở mức 72%, tiếp theo là ‘kiểm soát chế độ ăn uống’ ở mức 17% và ‘chương trình đặc biệt’ ở mức 12%)

Dạng thay đổi tăng giảm

Biểu hiện chủ yếu:

Tăng liên tục N은/는 …(년) …(%)에서 …(년) …(%), …(년) …(%)(으)로 계속 증가해서 …(년)에는 …(%)에 이르렀다 (이를 것으로 보인다)/ -(으)로 증가했다
Giảm liên tục N은/는 …(년) …(%)에서 …(년) …(%), …(년) …(%)(으)로 계속 감소해서 …(년)에는 …(%)에 그쳤다 (그칠 것으로 보인다)/ -(으)로 감소했다
Tăng rồi giảm N은/는 …(년) …(%)에서 …(년) …(%)(으)로 증가했다. 그러나 (년)에는 …(%), …(년)에는 …(%)(으)로 감소했다/ 감소한 것으로 나타났다/ 줄었다/ 줄어들었다/ 떨어졌다/ 내려갔다
Giảm rồi lại tăng N은/는 …(년) …(%)에서 …(년) …(%)(으)로 떨어졌다. 그러나 (년)에는 …(%)(으)로 다시 증가했다/ 증가한 것으로 나타났다/ 늘었다/ 늘어났다/ 올라갔다/ 높아졌다
Tăng - giảm - tăng N은/는 …(년)는 …(%)에 불과했지만 …(년) …(%)(으)로 증가했다. 그러나 …(년)에는 …(%)(으)로 감소했다가 …(년)에는 … (%)(으)로 다시 증가했다/ 증가한 것으로 나타났다
Giảm - tăng - giảm N은/는 …(년) …(%)에서 …(년) …(%)(으)로 감소했다. 그러나 …(년)에는 …(%)(으)로 증가했다가 …(년)에는 … (%)(으)로 다시 감소했다/ 감소한 것으로 나타났다

Ví dụ:

조사 결과에 따르면 3월 실업률은 2015년 4.0%에서 2016년 4.2%로 증가했다. 그러나 2017년 4.1%로 감소했다가 2018년에는 4.5%로 다시 증가했다/ 늘었다/ 늘어났다/ 올라갔다/ 높아졌다.

(Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ thất nghiệp năm 2015 là 4.0% đã tăng lên 4.2% vào năm 2016. Tuy nhiên vào năm 2017, tỷ lệ này giảm xuống còn 4.1% nhưng lại tiếp tục tăng lên 4.5% vào năm 2018)

Dạng so sánh tăng giảm

Biểu hiện chủ yếu:

Tăng N의 경우, …년 …%에서 …%로 크게, 다소, 조금 증가했다/ 늘어났다
N …(%), N …(%), N …(%)로 -(으)ㄹ수록 -(으)ㄴ/는 것으로 나타났다
Biểu hiện so sánh 반면에, 이와 달리, 이에 반해, 이와 반대로, N와/과 달리 N은/는
Giảm N의 경우, …년 …%에서 …%로 크게, 다소, 조금 증가했다/ 늘어났다 (같은 기간 동안)
N …(%), N …(%), N …(%)로 -(으)ㄹ수록 -(으)ㄴ/는 것으로 조사되었다

Ví dụ:

조사 결과에 따르면 스마트폰 중독률은 초등학생 4%, 중학생 20%, 고등학생 23%로 학년이 올라갈수록 중독률이 높아지는 것으로 나타났다. 반면에 연간 독서량은 초등학생 73권, 중학생 30권, 고등학생은 15권으로 학년이 높아질수록 책을 적게 읽는 것으로 조사되었다.

(Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ nghiện điện thoại thông minh là 4% ở học sinh tiểu học, 20% ở học sinh trung học cơ sở và 23% ở học sinh trung học phổ thông và tỷ lệ nghiện tăng dần theo từng cấp học. Mặt khác, lượng đọc sách hằng năm là 73 cuốn đối với học sinh tiểu học, 30 cuốn đối với học sinh cấp hai và 15 cuốn đối với học sinh trung học phổ thông, cấp học càng cao học sinh càng ít đọc sách)

Giải thích kết quả điều tra

Dạng phân tích nguyên nhân (원인 분석)

Nguyên nhân có nhiều loại như 증가 원인, 감소 원인, 선호 원인, 배경 원인.

Cấu trúc trình bày chủ yếu:

Lưu ý:

  1. Xác định rõ nguyên nhân bài cho thuộc dạng nguyên nhân nào (tăng, giảm…) để tránh lạc đề khi viết. Nếu có thứ tự, nhất định phải biểu hiện bằng cụm ‘1위 차지했다. 2위를 차지했다’
  2. Đề bài thường cho nguyên nhân dạng cụm danh từ, tuy nhiên khi phân tích phải viết câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Ví dụ:
  • 수출 증가 => 수출 증가했기 때문이다.
  • 수출 증가해서 => 수출 증가해서 …게 되었다.
  1. Sau câu chính được viết dựa trên nguyên nhân mà bài cho, nên viết một đơn giản, có giải thích cụ thể để bổ sung cho câu chính. Câu bổ sung phải phù hợp về mặt logic với câu chính bài cung cấp.
Ví dụ:
  • 비만 인구 증가 원인 => 이처럼 비만 인구 증가 원인은 크게 두 가지로 나타났다.
  • 운동 부족 => 먼저 운동 부족으로 인해 비만 인구 증가한 것으로 나타났다. 많은 사람들이 공부나 일 때문에 운동할 시간이 없다고 한다.
  • 고열량 음식 섭취 => 다음으로 고열량 음식을 섭취하기 때문이다. 간편하게 먹을 수 있는 인스턴트 식품들은 열량이 높아서 비만이 되기가 쉽다.

Dạng đối sách/ nhiệm vụ (대책/ 과제)

Có dạng 문제점 – 대책/ 방안 (vấn đề – đối sách/ phương án) hoặc 문제점 – 과제 (vấn đề – nhiệm vụ)

Cấu trúc trình bày chủ yếu:

Ví dụ:

  • 세대 갈등 해결을 위한 과제 => 따라서 세대 갈등 해결하기 위해서는 다음과 같은 노력이 필요하다.
  • 상호 소통 기회 확대 => 첫째, 상호 소통할 수 있는 기회를 확대해서 서로의 입장을 이해할 수 있도록 노력해야 한다.
  • 경제적 지원 확대 => 둘째, 경제적 지원 확대를 통해 젊은 세대가 경제적 부담을 덜 느끼도록 해야 한다.

Dạng vấn đề/ kết quả/ hiệu quả (문제점/ 결과/ 효과)

Có dạng N(으)로 인한 문제점, N의 결과 hoặc N의 효과.

Cấu trúc trình bày chủ yếu:

Ví dụ:

  • 지구 온도 상승의 결과 => 지구 온도가 상승하면 다음과 같은 결과가 나타난다.
  • 급격한 기후 변화 – 자연 재해 증가 => 먼저, 기후가 급격하게 변화함에 따라 이전에 없던 자연재해가 증가하게 된다. 즉 태풍, 홍수, 가뭄이 더 자주 발생한다.
  • 기온 상승 – 각종 질병 증가 => 다음으로, 기온이 상승함에 따라 질병이 증가하게 된다. 기온이 높으면 질병을 옮기는 바이러스가 활동하기 좋아지기 때문이다.

Lưu ý:

  1. Xác định rõ tính chất của hiện tượng mà đề bài cho. Hiện tượng đó gây ra vấn đề, hậu quả hay kết quả? Phải đọc kĩ đề để tránh viết lạc đề.
  2. Các vấn đề, hậu quả hoặc kết quả phát sinh do các hiện tượng, sự kiện hoặc sự biến đổi nào đó phải có tính logic với nhau.
  3. Lưu ý khi viết câu bổ sung cho câu chính mà bài cho:
    • Câu bổ sung phải có tính logic với câu chính
    • Phải viết nội dung có liên quan với nội dung của câu chính
    • Viết với độ dài vừa đủ, khoảng một câu, không nên quá dài, cũng không nên quá ngắn

Dạng ảnh hưởng (영향)

Cấu trúc trình bày chủ yếu:

Ví dụ:

과대 포장이 미치는 영향경제보관, 운송으로 인한 비용 증가
환경유해 물질 발생에 따른 오염

=> 과대 포장이 미치는 영향을 살펴보면 다음과 같다. 먼저, 경제적인 면에서는 보관 및 운송으로 인한 비용을 증가시킨다. 뿐만 아니라 환경적인 면에서는 유해 물질을 발생시켜 환경을 오염시킨다. 

Dạng triển vọng (전망/ 예상)

Cấu trúc trình bày chủ yếu:

Ví dụ:

전망 (감소)서주시 청소년 인구/ 2060년/ 36만3000명

=> 앞으로 이러한 감소 추세가 계속되면 앞으로 서주시 청소년 인구는 2060년에는 36만3000명에 그칠 것으로 보인다.

Dạng ví dụ/ phân loại (예/ 분류)

Cấu trúc trình bày chủ yếu:

Ví dụ:

주가 유형아파트, 오피스텔, 주택, 빌라, 원룸, 기숙사

=> 주가 유형은 크게 아파트, 오피스텔, 주택, 빌라, 원룸, 기숙사 등으로 나누어 볼 수 있다.

Dạng điểm mạnh, điểm yếu (장점/ 단점)

Cấu trúc trình bày chủ yếu:

Ví dụ:

도시 생활의 장단점장점다양한 문화생활/ 최신 의료 시설 이용
단점비싼 물가/ 공해 발생

=> 도시 생활의 장점은 다양한 문화생활을 할 수 있을 뿐만 아니라 최신 의료 시설 이용할 수 있다는 것이다. 반면에 단점은 물가가 비싼 데다가 공해가 발생한다는 것이다. 

Phân tích ví dụ cụ thể một câu 53 Topik

Dưới đây là một bài phân tích mẫu câu 53 của đề thi Topik với đủ 3 phần: câu chủ đề, phân tích dữ liệu biểu đồ và giải thích kết quả điều tra.

   생활 문화 연구소에서 20세 이상 남녀 800명을 대상으로 외모 관리의 필요성에 대한 설문 조사를 실시했다. 조사 결과에 따르면 외모관리가 필요하다는 응답음 여자가 92%로 남자 80%에 비해 높은 것으로 나타났다. 외모를 관리하는 이유에 대해서는 남자의 경우 사회생활에 미치는 영향을 고려한다가 1위를 차지한 반면에 여자의 경우 자기 만족을 위해서가 가장 높은 것으로 조사되었다. 이어서 남자는 자기만족의 2위로 나타났으며 여자는 젊음을 유지하기 위해서가 2위로 조사되어 각각 다르게 나타났다. (278자)

Tổng kết

Mặc dù câu 53 Topik có khuôn sẵn và chỉ cần áp dụng theo là có kết quả cao, tuy nhiên vẫn đòi hỏi người học đầu tư thời gian để luyện tập đến một mức độ thành thạo nhất định. Đến với Trung tâm Ngoại ngữ Hà Nội, nơi có đội ngũ giáo viên tâm huyết và nhiệt tình, có thâm niên trong việc đào tạo tiếng Hàn, bạn sẽ được hướng dẫn và thực hành đến khi đạt trình độ thành thạo như mong muốn. Học tiếng Hàn không khó, hãy để Trung tâm Ngoại ngữ Hà Nội lo!

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận