Học tốt tiếng Trung

HSK là gì? Những điều cần biết về kỳ thi năng lực tiếng Trung

HSK là một thuật ngữ rất quen thuộc trong giới học tiếng Trung. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Vậy HSK là gì, cấp độ ra sao, có chức năng như thế nào vẫn là một dấu chấm hỏi lớn đối với nhiều bạn mới bắt đầu học tiếng Trung. Hãy cùng Trung tâm Ngoại Ngữ Hà Nội tìm hiểu về thuật ngữ HSK trong bài viết dưới đây nhé!

HSK là gì?

HSK là tên viết tắt của Hanyu Shuiping Kaoshi (汉语水平考试) tạm dịch là kỳ thi năng lực tiếng Trung. Kỳ thi HSK là kỳ thi chuẩn hóa quốc tế, đánh giá năng lực ngoại ngữ tiếng Trung của người học. Chứng chỉ HSK là chứng chỉ Hán ngữ quốc tế, do văn phòng Hán ngữ Trung Quốc tổ chức thi và cấp bằng. Hiện nay, chứng chỉ HSK đang được rất nhiều người quan tâm vì tính khả dụng của nó rất cao, thuận tiện khi xin việc, nộp hồ sơ du học,…

HSK là gì

HSK gồm bao nhiêu cấp bậc?

Bộ Giáo dục Trung Quốc đã chính thức thay đổi tiêu chuẩn đánh giá năng lực Hán ngữ từ chứng chỉ HSK 6 cấp lên chứng chỉ HSK 9 cấp đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Về phân chia khái niệm trình độ, HSK 9 cấp quy định như sau:

  • HSK 1 – HSK 3: Trình độ tiếng Trung sơ cấp.
  • HSK 4 – HSK 6: Trình độ tiếng Trung trung cấp.
  • HSK 7 – HSK 9: Trình độ tiếng Trung cao cấp.

So với kỳ thi HSK 6 cấp trước đây thì HSK 9 cấp mới có thêm nhiều kiến thức từ vựng, ngữ pháp mới, đánh giá qua tiêu chuẩn 4 chiều là âm tiết, chữ Hán đơn, từ vựng và ngữ pháp. Yêu cầu người học nhận biết và viết được chữ Hán ngữ. Nội dung thi tập trung vào tiếng Trung đa ngành nghề, kỹ năng viết chữ Hán và phiên dịch tiếng Trung.

Mặc dù có nhiều thay đổi giữa kỳ thi HSK 9 cấp và kỳ thi HSK 6 cấp trước đây, nhưng khi bạn đã hoàn thành được HSK 6 cấp thì bạn đã có đủ kiến thức để phát triển về vốn từ vựng, đủ điều kiện để thi HSK theo tiêu chuẩn mới này.

Mức độCấp độÂm tiếtChữ HánTừ vựngNgữ pháp
Sơ cấpCấp 126930050048
Cấp 24686001272129
Cấp 36089002245210
Trung cấpCấp 472412003245286
Cấp 582215004316357
Cấp 690818005456424
Cao cấpCấp 7 – Cấp 91110300011092572

 

(Bảng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Trung)

Tài liệu được Bộ Giáo dục Trung Quốc cung cấp về sự thay đổi của từng cấp độ HSK theo tiêu chuẩn HSK 9 cấp mới đã được Trung tâm Ngoại Ngữ Hà Nội tổng hợp đầy đủ ở link

HSK 1

Đây là mức cơ bản nhất trong tiếng Trung. Bạn có thể hiểu và sử dụng từ và cụm từ đơn giản. Giao tiếp cơ bản với các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như: chào hỏi, giới thiệu về bản thân, sở thích, đồ ăn, phương tiện,…

Yêu cầu:

Âm tiếtKý tựTừ vựngNgữ phápChữ viết tay
26930050048100

 

Kỹ năng đạt được:

  • Nghe: Nghe hiểu các đoạn hội thoại ngắn dưới 90 từ. Gồm các từ đơn, từ ghép và những câu cơ bản.  
  • Nói: Giao tiếp, trả lời được các câu hỏi hay cuộc hội thoại đơn giản với những từ ngữ thông dụng thường dùng.
  • Đọc: Đọc hiểu văn bản dưới 90 từ với các chủ đề chào hỏi, giới thiệu bản thân, hỏi đường, nơi làm việc,..
  • Viết: Viết được 100 ký tự chữ Hán từ danh sách chữ viết tay theo yêu cầu.

HSK 2

Với HSK 2, bạn sẽ được làm quen với các chủ đề mới mẻ hơn. Bạn có thể dùng từ vựng để giao tiếp trực tiếp về chủ đề hàng ngày mà bạn quen thuộc.

Yêu cầu:

Âm tiếtKý tựTừ vựngNgữ pháp Chữ viết tay
Mới19930077281100
Tổng4686001272129200

 

Kỹ năng đạt được:

  • Nghe: Nghe và hiểu các đoạn hội thoại dưới 150 từ. Gồm các câu nói đơn giản và một vài câu ghép.
  • Nói: Giao tiếp, trao đổi giữa các chủ đề cuộc sống hàng ngày khác nhau.
  • Đọc: Nắm chắc được thông tin, nội dung của các bài khóa, hội thoại dưới 200 ký tự. Có thể đọc hiểu các tài liệu, văn bản giới thiệu và ghi chú thông thường.
  • Viết: Viết được 200 ký tự chữ Hán từ danh sách chữ viết tay theo yêu cầu.

HSK 3

Tiếp tục xoay quanh các chủ đề về cuộc sống hàng ngày, công việc và học tập. Bổ sung thêm một số từ mới với các chủ đề như: du lịch, lễ hội, phong tục, giải trí, nghề nghiệp,… Đối với HSK 3 bạn có thể giao tiếp thông thường với mọi người bằng các chủ đề quen thuộc.

Yêu cầu:

Âm tiếtKý tựTừ vựngNgữ phápChữ viết tay
Mới14030097381100
Tổng6089002245210300

 

Kỹ năng đạt được:

  • Nghe: Nghe hiểu các nội dung hàng ngày dưới 300 từ. Nắm được nội dung chính qua giọng nói, ngữ điệu, bối cảnh.
  • Nói: Có thể thảo luận hoặc trao đổi với những câu nói khá phức tạp. Sử dụng các từ vựng và ngữ pháp đã học để nói về nhiều chủ đề khác nhau.
  • Đọc: Tự đọc được các âm tiết, ký tự theo yêu cầu. Đọc và nắm bắt nội dung chính của văn bản dưới 300 từ về các chủ đề liên quan tới cuộc sống hàng ngày.
  • Viết: Nắm chắc 300 ký tự từ danh sách chữ viết tay.

HSK 4

Ở cấp độ HSK 4, bạn có thể giao tiếp với người bản ngữ về một loạt các chủ đề khác nhau một cách thành thạo. Kỹ năng nghe – nói – đọc – viết những đoạn hội thoại thông thường và khả năng dịch thuật ở mức cơ bản.

Yêu cầu:

Âm tiết Ký tựTừ vựngNgữ phápChữ viết tay
Mới116300100076350
Tổng72412003245286

 

Kỹ năng đạt được:

  • Nghe: Nắm chắc nội dung các đoạn hội thoại dài hoặc bài phát biểu dưới 400 từ.
  • Nói: Nói lưu loát các chủ đề có trong HSK 4. Sử dụng được một số cấu trúc câu phức tạp để thuật lại tình huống, bài phát biểu.
  • Đọc: Đọc hiểu văn bản dưới 500 ký tự. Có thể trả lời hoặc lập luận thông tin từ các văn bản.  
  • Viết: Viết thành thạo được dưới 350 từ vựng chữ Hán.
  • Dịch: Ở cấp độ HSK 4, bạn sẽ có kỹ năng dịch thuật cơ bản. Có thể dịch trôi chảy toàn bộ nội dung các chủ đề trong HSK 4.

HSK 5

Ở mức này, bạn có thể đọc báo và xem phim, tạp chí Trung Quốc. Dễ dàng trao đổi thông tin bằng tiếng Trung. Sử dụng các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết ở mức khá. Ngoài ra, có thể đọc và viết đầy đủ một bài phát biểu, hiểu sơ qua về bài viết luận.

Yêu cầu: 

Âm tiếtKý tựTừ vựngNgữ phápChữ viết tay
Mới983001071357400
Tổng82215004361357

 

Kỹ năng đạt được:

  • Nghe: Phân biệt được thông tin một cách chính xác.
  • Nói: Nói trôi chảy các chủ đề khác nhau. Sử dụng các đoạn văn phức tạp để bày tỏ ý kiến cá nhân hoặc truyền đạt lại một cách chuẩn xác.
  • Đọc: Có kỹ năng đọc tốt như: đọc lướt qua văn bản, tìm hoặc đoán được các thông tin cần thiết,…
  • Viết: Nắm chắc 400 ký tự chữ Hán.
  • Dịch: Dịch chính xác nội dung tường thuật và có thể dịch lại bằng miệng một cách lưu loát. Kỹ năng dịch thuật ở mức cơ bản.

HSK 6

Bạn đã có thể dễ dàng hiểu được những gì mà mình đọc hoặc nghe thấy, diễn đạt trôi chảy bằng tiếng Trung theo cách viết và nói. Thảo luận đa dạng về các chủ đề thông thường hay chuyên môn.

Yêu cầu:

Âm tiếtKý tựTừ vựngNgữ phápChữ viết tay
Mới85300114067450
Tổng90818005456424

 

Kỹ năng đạt được:

  • Nghe: Nghe hiểu được những câu nói phức tạp, những câu mang nội dung ẩn ý.
  • Nói: Nói lưu loát, nói có ngữ điệu với các bài văn có cấu trúc tương đối phức tạp. Có thể thương lượng, trao đổi một cách tự nhiên với người bản xứ.
  • Đọc: Đọc hiểu chính xác nội dung được đề cập tới. Dễ dàng nắm bắt được các nội dung chính và suy đoán được thông tin ẩn thông qua bối cảnh, ngữ điệu của người nói.
  • Viết: Viết thành thạo 450 ký tự chữ Hán.
  • Dịch: Kỹ năng dịch thuật tổng quát. Có thể dịch bằng miệng một cách lưu loát và nhanh chóng. 

HSK 7 – 8 – 9

Ở cấp độ cao cấp này, bạn đạt được kỹ năng nghe – nói – đọc – viết một cách thuần thục. Trao đổi và thảo luận về các nội dung mang tính chuyên môn cao. Có thể tái hiện lại được các chủ đề phức tạp diễn ra trong cuộc sống, nghiên cứu và các lĩnh vực khác với logic rõ ràng, cấu trúc chặt chẽ. Hiểu biết chuyên sâu về kiến thức văn hóa Trung Quốc, có khả năng sử dụng linh hoạt các cách giao tiếp khác nhau.

Yêu cầu: 

Âm tiếtKý tựTừ vựngNgữ phápChữ viết tay
Mới20212005636148500
Tổng11103000110925721200

 

Trình độ HSK cao cấp (HSK 7,8,9) không còn được chia nhỏ về mặt định lượng kiến thức chi tiết nữa mà đòi hỏi người học cần nghiên cứu một cách kỹ càng. Trình độ này dành cho các bạn nào muốn đi du học, lấy bằng đại học Trung Quốc, muốn trở thành thầy giáo, cô giáo dạy tiếng Trung chuyên nghiệp,…

Thi HSK ở đâu và thi HSK bao nhiêu tiền?

Thi HSK ở đâu, hết bao nhiêu tiền

Kỳ thi HSK được tổ chức ở hầu hết các trường đại học và cơ sở giáo dục tại Trung Quốc, đồng thời cũng được tổ chức ở rất nhiều nơi trên thế giới.

Hiện nay, ở Việt Nam kỳ thi HSK được tổ chức ở 5 tỉnh thành bao gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên.

Hà Nội

  • Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (Địa chỉ: Phạm Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội).
  • Trường Đại học Hà Nội – HANU (Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội).

Thành Phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ: 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh).

Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế (Số 57 Nguyễn Khoa Chiêm, Thành phố Huế).

Đà Nẵng

Trường Đại học Duy Tân (Số 209 Phan Thanh, Đà Nẵng).

Thái Nguyên

Trường Đại học Thái Nguyên (Xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).

Lệ phí thi HSK bao nhiêu?

Lệ phí thi HSK thay đổi theo từng trình độ, cụ thể như sau:

  • HSK 3: Lệ phí 600.000 VNĐ.
  • HSK 4: Lệ phí 720.000 VNĐ.
  • HSK 5: Lệ phí 840.000 VNĐ.
  • HSK 6: Lệ phí 960.000 VNĐ.

Cách đăng ký kỳ thi HSK

Có 3 cách để đăng ký kỳ thi HSK: đăng ký trực tiếp tại các địa điểm thi, đăng ký qua mạng và thông qua hòm thư trực tuyến.

Lưu ý nếu đăng ký dự thi qua mạng thì bạn cần truy cập vào website của các trường Đại học có tổ chức thi. Ví dụ: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội… để ứng thi. 

thi HSK

Thông qua hòm thư trực tuyến: Bạn truy cập vào website https://www.chinesetest.cn/ tạo tài khoản và làm thủ tục để đăng ký thi, bấm xác nhận và nộp lệ phí. Với cách đăng ký này bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin cá nhân để tránh trường hợp sai sót xảy ra. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thay đổi thông tin bằng cách đến địa điểm tổ chức nhờ hỗ trợ trực tiếp.

Thi HSK cần những gì?

Khi đi thi HSK bạn cần mang theo thẻ dự thi và giấy tờ tùy thân (CCCD, hộ chiếu,…). Thí sinh nên tới trước địa điểm thi khoảng 15-20/phút để chuẩn bị tốt tinh thần cũng như kiểm tra lại thẻ dự thi xem có thiếu gì không. Nếu thi sinh tới muộn từ 5 đến 35 phút thì phải đợi đến phần thi sau mới được vào. Còn muộn quá 35 phút thí sinh sẽ bị loại khỏi phần thi đó.

Thi HSK có khó không?

Thi HSK có khó không là một trong những câu hỏi được rất nhiều người học tiếng Trung quan tâm thời gian gần đây. Câu trả lời là không, không hề khó. Chỉ cần bạn tìm đúng phương pháp học và chăm chỉ ôn luyện thì việc thi HSK sẽ trở nên vô cùng dễ dàng.

Hiệu lực bằng HSK trong bao lâu thì hết hạn?

Chứng chỉ HSK có giá trị trên toàn thế giới. Hiệu lực trong vòng 2 năm kể từ ngày bạn được cấp chứng chỉ. Hết 2 năm thì hiệu lực của bằng cũng hết giá trị. Nếu cần đến chứng chỉ HSK một lần nữa để làm việc, xin học bổng Trung Quốc, du học thì bạn phải đăng ký thi lại. HSK là căn cứ để các trường Đại học xét tuyển đầu vào cũng như đầu ra của sinh viên, và còn để các công ty, doanh nghiệp Trung Quốc tuyển dụng nhân viên.

Cấu trúc đề thi HSK 7,8,9 mô phỏng

Đây là trình độ HSK có mức độ khó nhất trong quy định đánh giá năng lực Hán ngữ. Thí sinh đạt trình độ HSK cao cấp 7,8,9 sẽ có trình độ sử dụng tiếng Trung Quốc như người bản xứ và ở trình độ này bạn hoàn toàn có thể đi dạy tiếng Trung, phiên dịch,… một cách dễ dàng.

thi HSK

Bài thi HSK 7,8,9 được chia làm 2 phần là phần thi tổng hợp và phần thi nói. Phần thi tổng hợp có thời gian làm bài trong vòng 170 phút, gồm 3 kỹ năng (nghe, đọc, viết). Cấu trúc chi tiết của bài thi HSK 7,8,9 như sau: 

Phần nghe (chia làm 3 phần): Nghe đoạn hội thoại hoặc đoạn văn ngắn và câu hỏi. 

  • Phần 1: Thi sinh nghe và lựa chọn đáp án đúng nhất trong 4 đáp án được in trong đề. Mỗi câu thí sinh được nghe 1 lần
  • Phần 2: Thí sinh nghe một đoạn văn ngắn và lựa chọn đáp án đúng trong 4 đáp án được in trong đề.
  • Phần 3: Thi sinh nghe một đoạn văn dài và lựa chọn đáp án đúng nhất trong số 4 đáp án.

Phần đọc (35 câu chia làm 3 phần).

  • Phần 1: Ở dạng điền từ vào chỗ trống và chọn đáp án ở mức độ khó cao. Thí sinh sẽ đọc và lựa chọn đáp án đúng nhất để điền và khoanh đáp án.
  • Phần 2: Thí sinh sẽ được đọc một đoạn văn và điền câu trả lời đúng nhất.
  • Phần 3: Thí sinh đọc và sắp xếp trật tự các đáp án vào vị trí thích hợp. 

Phần viết: Cho một bài luận (khoảng 5 đoạn văn ngắn) từ đó viết thành 2 bài luận.

  • Bài 1: Viết một bài luận phân tích vấn đề nêu ra trong đề tài vừa được đọc. (200 chữ trở lên)
  • Bài 2: Viết một bài luận bảo vệ quan điểm cá nhân của bạn về vấn đề gây tranh cãi ở trong bài đọc nói trên. (600 chữ trở lên)
  • Dịch: Cho một bài luận có sẵn bằng tiếng Việt (khoảng 400 chữ) yêu cầu thí sinh dịch sang tiếng Trung Quốc.

Phần nói: Thi trong 35 phút, gồm 3 phần:

  • Phần 1: Dịch khẩu ngữ (nghe 1 đoạn văn bằng tiếng Việt và dịch sang tiếng Trung).
  • Phần 2: Khẩu ngữ ứng dụng (cho một bảng thông tin về một sự kiện rồi cho một tình huống, yêu cầu thí sinh thuyết trình về một nhóm đối tượng đề cập tới trong bảng thông tin).
  • Phần 3: Nghe tư liệu (về các vấn đề an sinh xã hội, khoa học kỹ thuật…) rồi trả lời các câu hỏi từ ngắn đến dài, nêu quan điểm.

thi HSK có khó không

HSK mấy có thể đi làm?

Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu về trình độ HSK khác nhau. 

Thông thường, bạn chỉ cần có trình độ HSK 4 hoặc trình độ giao tiếp tương ứng là đã có thể đi làm.

  • Nếu bạn thi HSK chỉ để có vốn từ giao tiếp thông thường hay để đi du lịch, mua sắm thì chỉ cần bằng HSK 3 với 600 từ vựng cơ bản là đủ.
  • Nếu bạn muốn ứng tuyển vào làm các vị trí công việc bằng tiếng Trung ở các công ty Đài Loan, Trung Quốc tại Việt Nam thì tối thiểu bạn cần phải có bằng HSK 5 trở lên.
  • Nếu muốn vào các công ty lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia thì bạn cần có bằng HSK 6 trở lên.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về HSK mà Trung tâm Ngoại Ngữ Hà Nội tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin trên có thể giải đáp được các thắc mắc của bạn về kỳ thi HSK. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, chúc bạn học tiếng Trung thật tốt.

Nếu bạn đang quan tâm khóa học luyện thi HSK, vui lòng điền form bên dưới, Trung tâm Ngoại Ngữ Hà Nội sẽ tư vấn cho bạn địa chỉ học tốt nhất:

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận